Người tổ chức sự kiện nên biết các kĩ năng này khi làm việc với báo chí
Việc tiếp xúc với báo chí bằng văn bản, bạn có thể dễ dàng lựa lời để nói và tiết chế được nhiều điều. Hình thức trả lời “nguội” này cũng giúp bạn có thể cân nhắc được vấn đề gì nên và không nên tiết lộ. Tuy nhiên, những lợi thế đó sẽ không còn khi bạn tiếp xúc với báo chí bằng hình thức trực tiếp. Chỉ với một lần lỡ lời là bạn đã vô tình phạm phải sai lầm không thể rút lại. Và điều đó có thể ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp cũng như cá nhân bạn. Nhằm hạn chế những điều đó, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số kĩ năng trả lời báo chí mà bạn nên biết. tuy nhiên, những lưu ý dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn có thể làm tốt hơn bằng những kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được:
- Chọn địa điểm phỏng vấn là những nơi quen thuộc đối với người được phỏng vấn. Đấy có thể là văn phòng làm việc tại công ty hoặc một quán cà phê nào đó mà bạn hay lui tới. Điều này giúp cho bạn cảm thấy tự tin hơn khi trò chuyện.
- Tỏ thái độ hợp tác, nhã nhặn với phóng viên và tạo điều kiện để họ hoàn thành công việc của mình. Điều này không chỉ giúp họ có ấn tượng tốt với bạn mà còn giúp bạn xây dựng được mối quan hệ tốt. Với một người làm tổ chức sự kiện ở Hà Nội, việc có thể kết nối được với bên báo chí là một lợi thế.
- Biết được đề tài bạn sẽ trao đổi khi phỏng vấn và mang theo các tài liệu cần thiết để cuộc nói chuyện trở nên thuyết phục hơn.
- Luôn luôn ứng biến tốt trước mọi tình huống, bao gồm cả những câu hỏi mang tính khiêu khích và khiến bạn tức giận. Việc không kiểm soát được thái độ của bản thân có thể khiến bạn trả những cái giá đắt.
- Tìm hiểu tính cách, sở thích của phóng viên để nói những câu chuyện bên lề thoải mái hơn.
- Khi đã trả lời, nên đi thẳng vào trọng tâm. Tránh vòng vo, quanh co vì vừa khiến đối phương khó chịu vừa không giải quyết được vấn đề.
- Chuẩn bị các món quà để cảm ơn đến phóng viên vì đã dành sự quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Nếu những câu hỏi cần đến các thông số cụ thể thì bạn có thể hẹn phóng viên và trả lời cụ thể qua email.
- Khi gặp những câu hỏi liên qua đến bí mật kinh doanh hoặc cạnh tranh trong nghề, bạn có thể yêu cầu không trả lời.
- Luôn luôn trung thực đối với các câu trả lời của bản thân vì điều đó ánh hưởng đên hình ảnh của bạn và doanh nghiệp. Nếu gặp những câu hỏi khó, hãy nói cho họ hiểu rằng bạn không thể.
- Bạn cũng có thể đề nghị phòng viên gửi cho bạn bài viết demo để duyệt trước, trước khi quyết định cho xuất bản rộng rãi. Điều này giúp bạn có thể chỉnh sửa các thông tin sai lệch có thể gây hiểu nhầm.